ĐBP - Những năm gần đây, ý thức cũng như hành động của người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng đã có thay đổi căn bản. Ngoài công tác tuyên truyền của các địa phương, cơ quan chuyên môn thì nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ cho việc bảo vệ, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được áp dụng đã giúp người dân hình thành tư duy giữ rừng. Việc bảo vệ rừng hiện nay không của riêng cá nhân hay tổ chức, đoàn thể mà đã trở thành nhiệm vụ của toàn dân cùng nhau quản lý, gìn giữ "tài sản chung", phát triển những cánh rừng.
ĐBP - Theo thống kê của Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, năm 2021, thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là hơn 2,3 triệu đồng/hộ/năm. Chính sách chi trả DVMTR đã thực sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường; thay đổi nhận thức và cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng.
ĐBP - Chính sách chi trả dịch vụ môi trường (DVMTR) là nguồn tài chính ổn định, bền vững, không chỉ tạo sinh kế cho người dân mà còn góp phần xây dựng nhiều công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ cộng đồng trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Ngoài sự chủ động từ các chủ rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm giám sát, hướng dẫn kịp thời cho bà con sử dụng hiệu quả nguồn tiền DVMTR, phục vụ mục đích chung của cộng đồng.
ĐBP - Thị xã Mường Lay có diện tích rừng nằm ở lưu vực sông Đà nên mức chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) hàng năm tương đối cao. Nguồn tiền này đóng vai trò tích cực, ý nghĩa với người dân trên địa bàn trong việc góp phần nâng cao thu nhập, tạo sinh kế để phát triển kinh tế. Ý thức được nguồn lợi ấy, người dân càng trách nhiệm hơn tham gia bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé:
ĐBP - Với diện tích trên 46.700ha rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Để bảo tồn thảm thực vật, những cánh rừng nguyên sinh và lưu giữ nguồn gen quý hiếm đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của những người giữ rừng trong Ban Quản lý KBTTN Mường Nhé cùng cộng đồng thôn, bản vùng đệm.
ĐBP - Những năm gần đây, nhờ duy trì, thực hiện đúng, đủ, kịp thời việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã giúp huyện Tuần Giáo nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái. Chính sách chi trả DVMTR đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện sinh kế, mở ra cơ hội nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).
ĐBP - Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ góp phần cải thiện cuộc sống người dân ở các cộng đồng dân cư giáp ranh với rừng mà còn mang lại đa lợi ích. Khi rừng được bảo vệ, quản lý tốt thì các đơn vị sử dụng DVMTR, như: Nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp cũng được hưởng lợi nhờ vào khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước của môi trường rừng.
ĐBP - Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), thời gian qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã đảm bảo quyền lợi, chi trả đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, đảm bảo kế hoạch, tiến độ qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
ĐBP - Hiện nay, huyện Tủa Chùa có hơn 21.418,925ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Toàn huyện có 356 chủ rừng, trong đó 238 chủ rừng là hộ gia đình, 106 cộng đồng, 12 UBND xã, thị trấn được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng. Tính đến thời điểm này, đã có 287/356 chủ rừng mở tài khoản qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Viettel Pay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ĐBP - Để góp phần nâng cao nhận thức về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung vào đối tượng trực tiếp khai thác, hưởng lợi từ rừng. Bằng việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt, tác động tích cực đối với nhận thức và hành động của người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
ĐBP - Sau 10 năm đi vào hoạt động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thực hiện nhiều giải pháp để phát huy hiệu quả các nguồn quỹ bảo vệ, phát triển rừng. Hoạt động của Quỹ đã có tác động tích cực đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Điện Biên. Đặc biệt là việc thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách và chế độ, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân về quản lý, bảo vệ rừng.